Home Tin tức 9 dạng bài content phổ biến cần ghi nhớ
08 tháng 02, 2022

9 dạng bài content phổ biến cần ghi nhớ

Với một người viết content, từ một chủ đề khác nhau, cần có những cách khai thác khác nhau để có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra như truyền tải thông điệp, bán hàng, truyền cảm hứng,… Có rất nhiều cách để mang nội dung đến với người đọc, chẳng hạn như kể chuyện hay phân tích, so sánh hoặc đơn giản là một bài mô tả.

Vì vậy, công việc của một người làm content chính là có thể “biến tấu” với nhiều cách viết, cách truyền đạt khác nhau. Dưới đây là 9 dạng bài content phổ biến nhất mà một người làm nghề viết có thể triển khai trong phần nội dung của mình.

1. Bài mô tả

Dạng bài mô tả được đánh giá là dạng bài đơn giản nhất trong các dạng bài viết tính đến thời điểm hiện tại. Ở dạng bài này, cần đánh trực tiếp vào tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc. Việc mô tả cũng thưởng rất trực diện, ngắn gọn, không có quá nhiều lập luận và cũng không đặt yếu tố thời gian vào trong bài viết.

Do đó, dạng bài mô tả có thể giữ được giá trị lâu dài, ít bị lỗi thời, không cần phải cập nhật liên tục. Một số dạng bài mô tả điển hình thường thấy chẳng hạn như bài giới thiệu doanh nghiệp, bài định nghĩa chẳng hạn như “Content Marketing là gì?”.

2. Bài tường thuật

Nếu bài mô tả hạn chế tối đa yếu tố thời gian thì với dạng bài tường thuật, yếu tố thời gian thường được sử dụng tối đa để có thể trình bày, tóm tắt lại các sự việc, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Thông thường, dạng bài tường thuật hay gặp nhất chính là bài thông cáo báo chí, tường thuật lại sự việc vừa diễn ra.

3. Bài phỏng vấn

Một dạng bài viết khác mà người làm content cần nắm chính là dạng bài phỏng vấn. Ở dạng content này, người viết sẽ tường thuật và mô tả lại những thông tin có trong buổi phỏng vấn một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo có thể truyền tải đủng được nội dung trong buổi phỏng vấn đó.

Điều quan trọng khi thực hiện các buổi phỏng vấn chính là “kịch bản phỏng vấn”. Người phỏng vấn cần chuẩn bị trước những câu hỏi sao cho các vấn đề có thể được đào sâu, liên kết chặt chẽ với nhau, có kiến thức chuyên môn. Và đặc biệt nên bám sát câu trả lời để đặt tiếp những câu hỏi nhằm khai thác được các nội dung muốn viết bài.

4. Bài liệt kê

Trong các dạng content đơn giản thì không kể không kể đến dạng bài liệt kê. Ở dạng bài viết này, cần tổng hợp thông tin, hạn chế việc bày tỏ quan điểm hay lập luận.

Tuy nhiên, khi viết bài, người viết vẫn có thể dựa trên góc nhìn, quan điểm cá nhân hoặc của doanh nghiệp để đưa ra lý do tại sao những yếu tố này lại được lựa chọn liệt kê vào trong bài viết.

5. Bài hướng dẫn

Bài hướng dẫn là dạng bài “How-to” nhằm để mô tả các bước thực hiện một công việc nào đó. Đây là một dạng bài tương đối phổ biến trên các trang báo, website, blog hiện nay. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều bài hướng dẫn, chẳng hạn như “Cách tạo tài khoản Youtube”, “Cách khôi phục mật khẩu Facebook”,…

Với dạng bài này, người viết có thể kết hợp với dạng bài liệt kê để cho ra một bài viết chuyên sâu và chất lượng.

6. Bài kể chuyện

Dạng bài kể chuyện thường được sử dụng với mục đích kể lại sự thay đổi của một sự vật, sự việc hoặc kể lại hành trình của sự vật, sự việc. Điểm nhấn của bài kể chuyện chính là có cốt truyện cụ thể, có thể lồng ghép những cú twist, cao trào, nút thắt vào trong bài viết của mình để có thể nhấn mạnh được sự thay đổi của chủ thể trong câu chuyện để có thể lôi cuốn được độc giả.

Điểm cần lưu ý khi viết bài kể chuyện chính là người viết cần phải sử dụng nhiều chất liệu khác nhau, chẳng hạn như số liệu thị trường, bài phỏng vấn, bài mô tả,… cũng như sử dụng nhiều dạng văn phong khác nhau để có thể tạo ra những câu chuyện thú vị nhất, thuyết phục người đọc nhất.

7. Bài phân tích so sánh

Dạng bài phân tích so sánh cũng là một dạng content thường được sử dụng, đặc biệt trong các bài viết cần thể hiện rõ ràng các vấn đề về số liệu, lợi nhuận, doanh thu, tăng trưởng,… Dạng bài này có sử dụng yếu tố thời gian ở mức tương đối để so sánh giữa các mốc, chẳng hạn như sự thay đổi trước – sau sự kiện, sự tăng trưởng giữa 2 năm liên tiếp,… Ví dụ như sự thay đổi về doanh thu của thương hiệu A trước và sau thời gian giãn cách xã hội,…

8. Bài viết vấn đề – giải pháp

Để có thể đưa ra lập luận, thuyết phục người đọc giải pháp cho một vấn đề nào đó, người viết thường sử dụng dạng bài viết vấn đề – giải pháp. Sự liên kết giữa vấn đề đặt ra và các giải pháp được đề xuất chính là bí quyết để nâng cao tính thuyết phục của dạng bài này. Giải pháp có đủ khả năng giải quyết vấn đề hay không, vấn đề này có cần giải pháp mạnh hay không,….

Người viết khi thực hiện dạng bài này có thể áp dụng 3 bước sau:

  • Thu thập dữ liệu và đưa ra vấn đề
  • Đưa ra hệ quả để góp phần “nghiêm trọng hóa” vấn đề
  • Đưa ra giải pháp thuyết phục

Một lưu ý cho người làm content ở dạng bài này chính là không nên cố gắng đưa ra những vấn đề không tồn tại để thuyết phục người đọc.

9. Bài viết bắc cầu

Dạng cuối cùng mà người viết có thể áp dụng chính là dạng bài “bắc cầu”. Dạng bài này thường được áp dụng khi “nguyên liệu” tìm được không đủ để người viết có thể triển khai dạng bài vấn đề – giải pháp.

Lúc này, người viết sẽ “mượn” các thông tin, yếu tố đáng tin cậy, được ủng hộ để tạo sự kết nối và thuyết phục cho những vấn đề mà mình muốn diễn đạt. Một số hình thức bắc cầu thường thấy là dạng bắc cầu khách quan, sử dụng xu hướng, case study, kiến thức, số liệu,… hoặc bắc cầu ít khách quan, sử dụng nhận xét từ khách hàng, thông qua câu chuyện thương hiệu hoặc trải nghiệm của chính người viết.

Ví dụ như khi phải nói về sự thành công của Vascara khi tài trợ phim điện ảnh Cô Ba Sài Gòn, bạn có thể khai thác chuyên môn Product Placement không lỗi thời và vẫn hiệu quả và bắc cầu qua câu chuyện của Vascara và Cô Ba Sài Gòn.

Bên cạnh 9 dạng bài kể trên, sẽ còn vô vàn những dạng content khác để một cây viết có thể sáng tạo. Tuy nhiên, đây là 9 dạng bài phổ biến và đơn giản nhất cho những ai vẫn còn đang loay hoay tìm cách triển khai cho nội dung của mình.

weshare team

Chia sẻ nếu bạn thấy nội dung hữu ích