Home Tin tức 08 xu hướng truyền thông được dự đoán thịnh hành năm 2022
13 tháng 06, 2022

08 xu hướng truyền thông được dự đoán thịnh hành năm 2022

Thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, các thương hiệu đang mong chờ những thay đổi trong năm mới, vậy 08 xu hướng truyền thông được dự đoán sẽ trở nên thịnh hành trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay là xu hướng này.

Tăng trưởng và cải thiện conversational AI

xu-huong-truyen-thong

Tự động hóa dịch vụ khách hàng xuất hiện và cần được duy trì . Nhiều doanh nghiệp đã triển khai các trợ lý thông minh (chatbot và voicebot) để phản hồi những câu hỏi thường gặp nhất và thực hiện những thao tác đơn giản, công việc lặp đi lặp lại. Những cải tiến này đã mang lại hiệu quả vượt trội khi tiết kiệm thời gian và cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 24/7 mà không cần thuê thêm nhân viên tư vấn.

Theo Statista, số lượng voice assistants sử dụng trên toàn thế giới được dự đoán sẽ vượt 8,4 tỷ vào năm 2024. Có lẽ đây sẽ là thời điểm hợp lý nhất để đầu tư vào chatbot (hoặc voicebot), cũng là lúc mà khách hàng dần quen với những cải tiến này. Đầu năm 2022, Gladly.com đã thực hiện một nghiên cứu về kỳ vọng của khách hàng. Hơn 50% phản hồi cho biết họ thấy chatbots hữu ích vì không cần thiết phải giao tiếp với con người hoặc chỉ hỏi các câu hỏi quá đơn giản.

Chú trọng vào tính cá nhân hóa

Cá nhân hóa là một xu hướng mạnh mẽ có thể thấy rõ trong marketing và thương mại điện tử trên toàn thế giới. Marketers sử dụng kỹ thuật này để tiếp cận người dùng bằng các thông điệp và ưu đãi được thiết kế riêng dành cho họ. Nhờ đó khách hàng có thể ghé thăm cửa hàng trực tuyến, xem các đề xuất sản phẩm phù hợp với sở thích và lịch sử mua hàng. Các công cụ cá nhân hóa ngày càng trở nên hiệu quả hơn và phần lớn dựa trên công nghệ liên quan đến AI được gọi là Machine Learning. Nhờ vào Machine Learning, các thuật toán này giờ đây đã trở nên hữu ích hơn nhiều vì các khuyến nghị của chúng ngày càng chính xác hơn.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là tính linh hoạt vì thương hiệu có thể tận dụng cá nhân hóa ở bất kỳ kênh nào: email marketing, web/mobile app, social media, push notification,…

Omnichannel Strategies (Chiến lược đa kênh)

Omnichannel đã xuất hiện vài năm gần đây khi số lượng kênh mà người dùng sử dụng đang tăng lên một cách vượt trội. Nhiệm vụ của các thương hiệu là bắt kịp khách hàng và có thể xác định chính xác vị trí mà họ đang sử dụng. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các kênh và kỹ thuật giao tiếp mới như website, mobile app, social media, affiliate marketing, push notification, click&collect và Internet of Things

Trong báo cáo của Gladly vào năm 2021, 86% khách hàng cho biết họ mong muốn các cuộc trò chuyện với nhân viên tư vấn sẽ diễn ra liền mạch giữa các kênh. Ví dụ, Internet of Things (IoT) là một trong những xu hướng chính trong những năm qua. Nhờ IoT, khách hàng có thể giao tiếp với thương hiệu thông qua đồng hồ thông minh và thậm chí là … tủ lạnh. Nhiều thương hiệu đã quyết định chọn những công nghệ này để bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của hệ sinh thái truyền thông. Đây chính là giải pháp giúp doanh nghiệp tạo ra sự liền mạch trên hệ thống website với các kênh truyền thông chưa xuất hiện.

Thích ứng với thời đại cookieless

Tháng 1/2020, kể từ khi trình duyệt Google Chrome đưa ra thông báo về sự lỗi thời của cookies bên thứ ba trên Chromium Blog, marketers luôn tìm cách nhắm mục tiêu và giao tiếp với khách hàng để thích ứng với thời đại cookieless. Đây là một công cụ có ảnh hưởng rất lớn cho toàn bộ ngành marketing và thương mại điện tử.

Theo đó, first-party cookies (được thu thập khi người dùng đang truy cập trang web) vẫn luôn tồn tại. Các chiến lược như marketing dựa trên ngữ cảnh (contextual marketing) và tài khoản (account-based marketing) vẫn đang trở nên rất phổ biến. Điều này đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp đã sẵn sàng cho thời đại cookieless chưa?

Thương mại xã hội (Social Commerce)

Theo báo cáo của Fourth Quarter (Fourth Quarter 2020 Results Conference Call), với hơn 200 triệu doanh nghiệp và 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Facebook là nền tảng social media lớn nhất từ ​​trước đến nay. Kể từ thời điểm mới ra mắt Facebook Shops vào tháng 05/2020, các công ty có thể dễ dàng thiết lập cửa hàng trực tuyến trực tiếp thông qua nền tảng social media này.

Với Facebook Shops, bạn có thể:

Giới thiệu các sản phẩm ưu đãi

Chia sản phẩm thành các danh mục và bộ sưu tập

Cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp thông qua nền tảng chỉ với vài thao tác click đơn giản. Tất cả chỉ xảy ra với vài cú nhấp chuột. Với tính năng Checkout, người dùng không cần phải thoát khỏi nền tảng để hoàn tất đơn đặt hàng (tính năng này chỉ mới khả dụng ở Hoa Kỳ)

Điều này cho thấy thương mại xã hội sẽ phát triển với hướng đi rõ ràng. Facebook không chỉ là một nền tảng để gặp gỡ bạn bè và chia sẻ những video giải trí, đây còn là nguồn tin tức hàng ngày và là nơi mọi người khám phá các thương hiệu và dịch vụ mới. Do đó, việc mua sản phẩm qua Facebook, Instagram cũng trở nên tự nhiên và nhanh chóng.

xu-huong-truyen-thong

Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice search) và Thương mại qua giọng nói (Voice ecommerce)

Mặc dù thương mại qua giọng nói và tìm kiếm bằng giọng nói vẫn còn chưa thực sự phổ biến nhưng xu hướng này đang phát triển nhanh chóng. Theo dự đoán của Invoca, đến cuối năm 2022 hơn 50% người dùng sẽ sở hữu thiết bị loa thông minh.

Chúng ta có thể mong đợi rằng không lâu nữa, sẽ ngày càng có nhiều khách hàng sẵn sàng sử dụng giọng nói của họ để tìm kiếm sản phẩm và thông tin trên Internet.

Tất nhiên, tại thời điểm này có thể nhiều người cho đó là điều không thể vì bạn cần phải xem sản phẩm trước khi mua. Thương mại bằng giọng nói cũng có lợi thế của riêng nó, ví dụ như khi người dùngđặt một sản phẩm cụ thể đã biết hoặc đã từng đặt hàng trước đây.

Và đừng quên rằng hầu hết tất cả các “gã khổng lồ công nghệ” đều có voice assistants của họ. Google có Assistant, Apple có Siri, Amazon có Alexa, Microsoft có Cortana và Samsung có Bixby. Chắc chắn xu hướng thương mại bằng giọng nói và tìm kiếm bằng giọng nói sẽ trở nên thịnh hành trong những năm sắp tới.

Công nghệ AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality)

Thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) hoàn toàn phù hợp để giúp khách hàng làm quen với sản phẩm họ dự định mua một cách kỹ lưỡng hơn. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng AR và VR đang không ngừng tăng lên. Ví dụ công nghệ AR đang được IKEA sử dụng để giúp khách hàng quyết định xem món đồ nội thất cụ thể có phù hợp với phòng khách của họ hay không.

Thực tế ảo (VR) đang được liên kết với hầu hết các lĩnh vực giải trí và bán lẻ. Ví dụ: một chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ dùng gia đình ở Mỹ có tên là Lowe’s đã xây dựng Holoroom – một nơi mà khách hàng có thể sử dụng VR, xem ngôi nhà tương lai của họ trông như thế nào dựa trên các sản phẩm mà họ đã chọn.

Push Notification

Có 03 lý do mà hầu hết doanh nghiệp ngày nay đang tận dụng Push Notification:

Linh hoạt. Nếu bạn có một trang web, bạn có thể sử dụng chúng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giải cứu nông sản mất mùa và chia sẻ những tin tức quan trọng.

Nhanh chóng và dễ sử dụng. Nhờ vào việc tất cả đều dựa trên thông báo ngắn được hiển thị trong trình duyệt Internet hoặc mobile app. Khi áp dụng push notification, bạn không phải đặt và tối ưu hóa hàng chục tùy chọn khác nhau cùng lúc. Chính vì vậy, việc gửi một chiến dịch đơn giản sẽ chỉ mất vài phút.

Không cần phần mềm, apps hoặc cookies bổ sung. Tất cả những gì bạn cần là sự đồng ý của người dùng. Quan trọng hơn, không có trình chặn quảng cáo nào có thể ngăn chúng hiển thị.

(Nguồn: brandsvietnam)

Xem thêm:

Các tài liệu về Marketing

Facebook về Weshare

Chia sẻ nếu bạn thấy nội dung hữu ích